TRANG SINH HOẠT
chuyên phóng sự về các sinh hoạt Cộng Đồng của người Việt Quốc Gia ở Hải Ngoại nói chung và tại Nam Úc nói riêng



Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương Của Cộng Đồng
Người Việt Tự Do-Nam Úc


Tác giả: V.T
Thể loại: sinh hoạt  cộng đồng

        Dù thời tiết mưa to gió lớn, nhưng gần 300 đồng hương Việt Nam đến dự ngày Giỗ Tỗ Hùng Vương do Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Nam Úc tổ chức, vào lúc 3 giờ chiều ngày 21/3/2013 tại trung tâm sinh hoạt Cộng Đồng số 62 Athol st, Athol Park SA 5012.
      Giỗ tổ Hùng Vương nhằm ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, là ngày hội truyền thống của dân tộc Việt Nam nhằm mục đích tưởng nhớ đến công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước. Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như thủy tổ của người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam thể hiện rõ đạo lý "uống nước nhớ nguồn" như một tinh thần văn hóa Việt Nam. Từ ý nghĩa nầy, dân gian có câu:
- Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
      Vì thế, ngày giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành ngày lễ truyền thống trọng đại của dân tộc. Đền Hùng dựng trên núi Hùng. Nhiều câu hỏi cho dân tộc Việt Nam được đặt ra cho ngày lễ giỗ Tổ: Tại sao 18 đời Hùng Vương lại chỉ có một ngày lễ? Tại sao lại là mùng 10 tháng 3 mà không phải là ngày khác? Đây chắc không phải là ngày chọn lựa một cách tình cờ mà có dụng ý, chứa đựng thông điệp nhất định của tổ tiên chúng ta. Những trả lời có tính tự hào dân tộc Việt Nam như sau:
- * Hùng Vương sinh ra từ Mẹ tiên và Cha rồng, tức là đức trời đất đã hàm ngụ ngay từ trong thân mẫu, đến ngày sinh thì được an định vào ngày mùng 10 tháng 3 cùng một ý đất trời lưỡng hợp vì mùng 10 là thập thiên cang chỉ đất trời, còn tháng 3 là cung Dần chỉ đức đất. Tại sao lại lấy cung Dần? bởi vì Dần là con vật mạnh nhất trong thập nhị đệ chi nên có tên là Hùng cùng loài Dần đều hàm ngụ sức mạnh vô biên vì bao quát cả đức trời lẫn đất. Và nhờ đó mà vượt được hai đợt xiềng xích thường trói buộc tâm trạng con người được chỉ thị bằng cưỡng hành và lợi hành để vươn tới đợt an hành thuộc tâm linh. 
      Vì thế, Hùng Vương là một mẫu mực người tròn đầy viên mãn cũng như cân đối một cách siêu việt. Sự viên mãn còn được thể hiện ở sự hòa hợp đất trời như tích trầu cau nơi ba yếu tố là lá, đá, cây chỉ trời, đất, người hòa hợp nên một chất mới là màu đỏ tươi thắm. Rõ hơn nữa là truyện bánh giày, bánh chưng. Bánh giày tròn chỉ trời, bánh chưng vuông chỉ đất hai đàn chồng lên nhau chỉ một giao hòa mang đậm tính dân gian sự kết hợp tuyệt vời giữa đất và trời. Sự kết hợp này thể hiện tên gọi đất nước thời sơ khai Văn Lang. Chữ Lang vừa có nghĩa là nước, vừa có nghĩa là người. Vậy Văn là gì? theo nguyên nghĩa Văn chỉ sự giao thoa của trời và đất như được biểu thị bằng cách vẽ lên mình hình rồng chỉ đất mang mẫu áo lông chim chỉ trời. Đối với truyền thông Việt, yếu tố Văn được đề cao vượt bậc bên trên yếu tố võ nên nảy sinh một thứ tôn ti không đâu có đó là sĩ nông công thương. Sĩ đại diện cho Văn, cho trời đất đặt trước nông đại diện cho đất cả hai xoắn xít với nhau trong mối tình tương thân tương trợ, quý trọng những giá trị tinh thần sống theo nhân nghĩa, sống theo tình người đây là tâm linh sử khoa của dân tộc, đó còn là đại cương ý nghĩa ngày giỗ Tổ.... Từ ý niệm truyền thống lịch sử, Cộng Đồng Người Việt Tự Do Nam Úc long trọng tổ chức ngày giỗ Tổ Hùng Vương cho đồng hương tề tựu về mái nhà Cộng Đồng để tưởng nhớ đến cội nguồn dân tộc.
       Khai mạc chương trình lễ Giỗ Tổ với phần khai chiêng trống đón Tổ và chào cờ mặc niệm.  Tiếp theo, ông Nguyễn Văn Khâm điều khiển chương trình, giới thiệu thành phần quan khách tham dự gồm đại diện các hội đoàn, đoàn thể và tổ chúc đấu tranh tại Nam Úc như sau:
- Ông Lê Văn Hiếu: Chủ tịch HĐĐVH và STSV, phó toàn quyền tiểu bang Nam Úc.
- Ông bà Lê Huy Giang: Cựu hội trưởng hội VHNT/Nam Úc.
- Ông Trần Văn Nhu: Cựu chủ tịch CĐNVTD/NU.
- Ông Vũ Ngọc Kha: Cựu chủ tịch CĐNVTD/NU.
- Ông Dư Hữu Chí: Cựu chủ tịch hội CQNQLVNCH/NU.
- Ông Đặng Quốc Tuấn: Cựu chủ tịch hội CQNQLVNCH/NU
- Ông Nguyễn Văn Nghĩa: Đại diện tập hợp những người dân bình thường.
- Ông Âu Oanh Liệt: Đại diện chùa Pháp Âm.
- Ông Nguyễn Hữu Lộc: giáo hội Cao Đài.
- Ông Nguyễn Viết Bích: Gia trưởng gia đình TQLC/NU.
- Ông Nguyễn Văn Cường: Gia trưởng gia đình Mũ Đỏ/NU.
- Ông Đỗ Đăng Liêu: Đại diện đảng Việt Tân.
- Ông Ninh Duy Định: Gia trưởng gia đình HQHH/NU.
- Ông Phạm Văn Quí: Gia trưởng gia đình QC/NU và liên bang Úc Châu.
- Ông Nguyễn Văn Nam: Hội trưởng hội VKTĐ/NU.
- Ông Đỗ Văn Tri: Gia đình VBĐL.
- Ông Nguyễn Tiến Hanh: Gia đình Pháo Binh
- Ông Hồ Ngọc Toàn: Võ đường Lam Sơn.
- Ông Hồ Văn Tư: Đại diện câu lạc bộ Nguyễn Công Trứ.
- Ông Đinh Văn Thiệt: chủ nhiệm Diễn Đàn Nông Gia Việt Nam/NU.
- Ông Nguyễn Văn Lộc: Chủ nhiệm Nam Úc Tuần Báo.
- Và các thân hào nhân sĩ, đồng hương  trong CĐNVTD tại Nam Úc.
       Kế tiếp chương trình, ông trưởng ban tổ chức Nguyễn Ngọc Cường đọc diễn văn nói vềý nghĩa của ngày giỗ Tổ và các giai đoạn hình thành đất nước Việt Nam. Đặc biệt trong bài diễn văn khai mạc của ông trưởng ban tổ chức cũng đã nhấn mạnh đến yếu tố đấu tranh cho Tự Do và Dân chủ của người dân ở trong nước cũng như ngoài nước trước hiện tình cai trị độc tài, Đảng trị của chế độ CSVN..v..v..
       Tiếp theo chương trình là phần phát biểu của ông Lê Văn Hiếu, chủ tịch hội đồng Đa Văn Hóa và Sắc Tộc Sự Vụ. Nội dung bài phát biểu của ông Lê Văn Hiếu nói về ý nghĩa của ngày giỗ Tổ mang màu sắc văn hóa của một dân tộc có gần năm ngàn năm văn hóa. Lời phát biểu của ông có những ý chánh sau đây:
- ......Tôi đã đi dự hơn ngàn buổi lễ mang tính văn hóa của các sắc dân định cư trên nước Úc,  nhưng chỉ có dân tộc Việt Nam chúng ta mới có chiều dài lịch sử hơn bốn ngàn năm văn hiến và có nền văn hóa rất phong phú. Tính đến hôm nay đã được 4,892 năm.!.....
     Kế đến là phần nghi lễ tế Tổ do ông Trần Văn Khải chủ tế. Nghi lễ có 3 phần chánh: Dâng hoa, dâng trà và dâng rượu cho nhị vị tộc Tổ. Trong phần nghi lễ nầy, Ban chấp hành CĐNVTD/NU hành lễ với tư cách là một ban đại diện cho đồng hương ở Nam Úc tế lễ Hùng Vương. Vì đã có tập dợt chu đáo nên phần nghi lễ rất đúng theo nghi thức của truyền thống. Phần văn tế cho Hùng Vương được ông chủ tịch cộng đồng Đoàn Công Chánh Phú Lộc xướng danh công ơn từ các vua Hùng đến các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần... Với những chiến công hiển hách chống quân xâm lược phương Bắc: Bạch Đằng, Lam Sơn, Chí Linh, Đống Đa ... Ghi vào sử xanh lưu danh muôn thuở...
      Phần sau cùng của chương trình là phát bằng khen và phần thưởng cho các thí sinh thi Việt Sử do câu lạc bộ Nguyễn Công Trứ tổ chức. Ý nghĩa trao giải thưởng của cuộc thi Việt Sử cho các thi sinh Việt Nam trong ngày giỗ Tổ, là nhằm nhắc nhở con cháu chúng ta phải bảo tồn ngôn ngữ, văn hóa và truyền thống chống Tàu của tổ tiên ta bảo vệ tổ quốc do Hùng Vương dựng nước. Năm nay có 21 thí sinh đạt giải thưởng và bằng khen, chia làm hai cấp: 1 và 2. Tên của thí sinh được xếp theo thứ tự đoạt giải, bắt đầu từ giải nhất.
* Cấp I có 9 thí sinh: Jessica Thái, Châu Nguyễn Chân Nghi, Lư Amy, Hà Linh Thảo Mi, Phạm Phú, Trang Phi Yến, Michell Đỗ, Từ Việt Hiếu, Nguyễn Janes.
* Cấp II có 12 thí sinh:Nguyễn Hoàng Uyên Phương, Sandy Nguyễn, Trần Thị Như Thảo, Nguyễn Thị Ngọc Duyên, Nguyễn Minh Khoa, Trương Uyển My, Dư Lili, Đỗ Mỹ Linh, Trương Gia Kim, Cao Trọng Thanh, Lê Duy Toàn, Đặng Thành Tài Steven.
      Những giải thưởng và hiện kim được tài trợ bởi các nhà hảo tâm: P&P Horticol, ông bà Trần Công, ông bà Hồ Ngọc Toàn, ông bà Lê Văn Phấn...
      Sau phần nghi lễ giỗ Tổ là chương trình văn nghệ và hưởng Lộc Tổ...
      Ngoài trời mưa vẫn rơi! Nhưng bên trong hội trường của trung tâm sinh hoạt cộng đồng, những người con cháu Hùng Vương quây quần trò chuyện và hưởng Lộc Tổ dưới mái nhà ấm cúng Cộng Đồng, thật đúng với ý nghĩa của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương qua câu ca dao:
* Dù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

Adelaide 21/4/2013
V.T tường thuật